Nguyên tắc phong thủy khi chọn vị trí và bài trí bàn thờ trong nhà

Bàn thờ gia tiên là một phần cực kỳ quan trọng trong văn hóa Á Đông thể hiện lòng thành kính với gia tiên và các đấng quyền năng trong tín ngưỡng. Đối với người Việt thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng chung, chính vì thế mà trong mỗi ngôi nhà không thể thiếu bàn thờ gia tiên. Thậm chí có nhiều ngôi nhà còn dành riêng một không gian của căn phòng làm nơi thờ cúng tổ tiên. Do là nơi thờ phụng nên khu vực bàn thờ gia tiên sẽ là nơi cõi dương gửi lời cầu nguyện, tưởng nhớ đến những người cõi âm. Chính vì thế mà vị trí đặt bàn thờ gia tiên có ý nghĩa phong thủy cực kỳ quan trọng.

Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong việc đặt và bài trí bàn thờ gia tiên sao cho hài hòa phong thủy, tránh được những rủi ro không may, và đón rước tài lộc vào nhà.

Không kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa

Hướng đặt bàn thờ
Không kê bàn thờ hướng đối diện với cửa

Khi bố trí bàn thờ trong nhà, gia chủ cần tránh kê bàn thờ hướng trực tiếp ra với cửa ra vào hoặc cửa sổ. Vì theo phong thủy điều này sẽ làm thoát khí khiến chủ nhà gặp nhiều điều không may mắn. Trong trường hợp nhà có diện tích nhỏ hẹp, bàn thờ được bài trí thẳng cửa chính và đặt tại vị trí nhiều người quan sát thì cần phải che rèm cửa chính để tránh sự thoát khí.

Không đặt bàn thờ ở lối đi lại

Bàn thờ là nơi yên tĩnh, thanh tịnh. Vì vậy, việc bài trí phòng thờ trong nhà ở lối đi lại sẽ làm giảm sự yên tĩnh, trang nghiêm của phòng thờ, khiến gia chủ hao tán tiền của, gặp nhiều điều không may trong cuộc sống. Và đặc biệt không nên để bàn thờ ở lối đi vì không đảm bảo được sự yên tĩnh và tôn nghiêm.

Không bài trí bàn thờ gần nhà vệ sinh, nhà tắm

Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong một ngôi nhà, vì vậy không thể để bàn thờ ở gần nhà vệ sinh, phòng tắm, gần cống nước thải… điều này sẽ làm nên sự ô uế của không gian linh thiêng và mang lại nhiều điều không hay cho gia chủ.

Không đặt bàn thờ quá lộ liễu

Không gian thờ cúng linh thiêng cần đảm bảo được sự yên tĩnh, thanh tịnh. Vì vậy tuyệt đối không thể đặt bàn thờ ở nơi người ngoài vừa bước vào nhà đã nhìn thấy bàn thờ, bài vị và hình ảnh tổ tiên. Nếu nhà có nhiều tầng thì bàn thờ nên được đặt ở tầng trên cùng để đảm bảo sự yên tính, thanh tịnh và đây cũng là vị trí cao nhất trong nhà, thể hiện sự kính trọng đối với các bậc sinh thành đã khuất.

Vị trí đặt bàn thờ
Không để bàn thờ ở nơi quá lộ liễu

Đối với nhà ở chung cư, các phòng được bố trí trên cùng một tầng thì phòng thờ phải có vách ngăn với các phòng còn lại, tạo không gian riêng tư, trang trọng, thiêng liêng. Điều này giúp tránh được những cái nhìn trực tiếp vào không gian thiêng liêng.

Bàn thờ phải luôn sạch sẽ, thông thoáng

Nơi thờ cúng tổ tiên cần phải được thường xuyên lau dọn sạch sẽ, thắp hương nhang đều đặn để đảm bảo sự ấm cúng của không gian thờ cúng. Không gian bàn thờ cần phải đủ thông thoáng. Gia chủ không nên đặt bàn thờ quá cao hoặc quá thấp. Việc bố trí phòng thờ trong nhà quá cao sẽ gây bất tiện trong quá trình thờ cúng. Còn quá thấp thì lại thiếu sự tôn trọng, trang nghiêm. Trong trường hợp trần nhà quá cao phải đảm bảo bàn thờ không quá gần trần nhà. Không sẽ gây nên hiện tượng đen trần nhà do hương khói.

Bài trí trên bàn thờ

Tùy theo kích thước nhà ở và điều kiện kinh tế. Mà việc bài trí bàn thờ sẽ khác nhau trong từng hộ gia đình. Thông thường trên mỗi bàn thờ sẽ có khoảng 1 đến 3 bát hương. Bát hương ở giữa thờ chung thần linh thổ địa, bát hương 2 bên là thờ ông bà tổ tiên và bà cô ông mãnh. Ở phía trước bát hương bài trí một cái đài nhỏ, với ba chén đựng nước sạch. Hai bên cạnh là hai đĩa bày hoa quả tươi và trầu cau, hoặc tiền vàng mã. Phía sau bát hương là bình hoa tươi, hương và nến. Tùy theo chất liệu mà việc bài trí cũng khác nhau.

Bố trí hoành phi, câu đối bàn thờ

Trong không gian thờ cúng tổ tiên của mỗi gia đình ngời Việt đều bố trí một không gian quan trọng nhất để trang trí các bức họa hoành phi, câu đối. Hoành phi thường được sơn son chữ vàng, có bức hoành phi hình cuốn thư. Chữ viết trên hoành phi đều thể hiện sự tôn kính, lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Ghi lại những lời răn dạy con cháu, ghi tụng công đức của tổ tiên. Hoặc thể hiện ước nguyện mong muốn sự bình an, thái bình.

Bài trí nơi thờ cúng
Bài trí bàn thờ

Những kiêng kỵ với bàn thờ

  • Kiêng kỵ về thời gian lập bàn thờ: Lập bàn thờ phải được tiến hành cùng một lúc. Với thời gian nhập trạch, nên việc bố trí thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này của gia chủ.
  • Ngoài thời gian phù hợp với nhập trạch, cúng tế hay hợp tuổi. Người ta còn chú ý đến thời điểm có sao Bát Bạch để hóa giải sát khí.
  • Kiêng kỵ về người lập bàn thờ: Người xưa cho rằng phụ nữ mang thai có nhiều tạp khí. Không nên đụng chạm vào bàn thờ hay bát hương. Hơn nữa, người bốc bát hương nên là gia chủ, chứ không nhất thiết phải nhờ người khác.
  • Kiêng kỵ về bố trí bàn thờ: Bàn thờ là nơi cúng gia tiên chứ không phải là nơi phô trương hay trưng bày. Những thứ không liên quan đến thờ cúng gia chủ không nên đặt nên bàn thờ. Tránh làm mất mỹ quan nơi thờ cúng.
  • Kiêng kỵ về đồ lễ trên bàn thờ: Quan trọng là hương hoa, quả tươi và nước sạch. Tránh bày các loại hoa quả nhựa lên bàn thờ.

Lời kết

Từ xưa đến nay, người Việt Nam có truyền thống ” Uống nước nhớ nguồn”; thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ những người đã khuất. Trong mỗi hộ gia đình tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà phòng thờ có thể to bé khác nhau. Nhưng không phải ai cũng biết cách bố trí phòng thờ hợp phong thủy. Hãy đọc những lưu ý trên đây trong việc bố trí phòng thờ. Để mang lại công danh tài vận cho gia chủ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *