Hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn và được xuất đi nhiều nước trên thế giới. Trong đó, châu Âu là một trong những thị trường lớn nhập khẩu hàng Trung Quốc. Những mặt hàng công nghiệp như ô tô, dược phẩm, máy móc công nghiệp vốn là ưu thế của Đức dần bị hàng hóa Trung Quốc chiếm thị phần. Trong khi Trung Quốc đang lập kế hoạch phát triển sản xuất để tăng độ phổ biến của hàng hóa Trung Quốc đến năm 2025 thì Đức vẫn còn đang loay hoay về kế hoạch phát triển sản xuất. Từng là quốc gia dẫn đầu về công nghệ, giờ đây Đức lại bị nhiều nước vượt mặt và chiếm thị phần ngay trên “sân nhà”. Các doanh nghiệp Đức phải điều chỉnh công nghệ sản xuất để thu hút khách hàng, giành lại thị trường.
Mục Lục
Hàng hóa Trung Quốc cạnh tranh với hàng Đức tại châu Âu
Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Kinh tế Cologne (IW), các nhà xuất khẩu Đức đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tại thị trường châu Âu. Trong số các mặt hàng mà Trung Quốc xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU). Ngày càng có nhiều mặt hàng công nghiệp phức tạp như máy móc, dược phẩm và ô tô. Đây vốn là những mặt hàng mà các nhà sản xuất Đức chiếm ưu thế lâu nay.
Theo nghiên cứu được báo Welt am Sonntag của Đức trích dẫn, tỷ trọng của các sản phẩm công nghiệp nói trên trong tổng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sang EU đã tăng từ 50,7% trong năm 2000, lên 68,2% vào năm 2019. Tờ Welt am Sonntag dẫn lời nhà kinh tế Juergen Matthes của IW cho biết, hàng xuất khẩu của Đức đang phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc không chỉ trên thị trường toàn cầu mà cả ở thị trường châu Âu.
Hồi chuông cảnh báo cho các doanh nghiệp Đức
Số liệu trên một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp Đức. Những người đang “đau đầu” tìm kiếm chiến lược kinh tế mới của đất nước trong tương lai. Đức vốn được mệnh danh là “cái nôi” của nền công nghiệp ô tô. Nhưng các công ty nước này lại đang phải vật lộn để thích nghi với “thời kỳ suy tàn” của động cơ đốt trong. Và cạnh tranh của các hãng xe điện như Tesla (Mỹ). Một số hãng xe Đức nhận thấy công nghệ của họ tụt hậu so với các đối thủ châu Âu. Trong khi bài toán chi phí của quá trình chuyển đổi năng lượng thì chưa có lời giải.
Trung Quốc lập kế hoạch định hướng đến năm 2025
Theo một số nhà phân tích, định hướng phát triển kinh tế của Trung Quốc có những nét tương đồng với mô hình của Đức. Kế hoạch “Made in China 2025” (Sản xuất tại Trung Quốc 2025) của Bắc Kinh. Với trọng tâm là tăng cường sản xuất trong các lĩnh vực chủ chốt như công nghệ. Được “lấy cảm hứng” từ chiến lược Công nghiệp 4.0 của Đức. Các nhà quan sát cũng lưu ý rằng Trung Quốc cần duy trì một môi trường chính sách ổn định. Để có thể triển khai một mô hình kinh tế hiệu quả.
Từ chính sách đẩy mạnh đầu tư công nghệ hiện đại, tự động hóa trong logistic, chỉ trong 5 năm, số bưu kiện mua hàng thương mại điện tử bình quân trên đầu người tăng gấp 3 lần. Đây là động lực để các doanh nghiệp khai thác mạnh mẽ thị trường tiêu dùng nội địa. Với hơn 400 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu. Thị trường tiêu dùng nội địa càng quan trọng trong chiến lược Tuần hoàn kép. Hàng hóa của Trung Quốc ngày càng có sức cạnh tranh khiến các quốc gia khác phải dè chừng.