FDI hay Foreign Direct Investment chính là hình thức đầu tư dài hạn. Của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác. Dựa trên cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích đó là đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh. Mặc dù hình thức đầu tư này xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Thậm chí muộn hơn đến cả vài chục năm. Nhưng FDI đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trong quan hệ quốc tế. Và trở thành một xu thế tất yếu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới.
Thông thường, FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng mới. Hoặc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động. Theo cách mua cổ phiếu để thông tin xác nhận và đầu tư vốn FDI. Trong tình hình hiện tại, Hà Nội vẫn thu hút được nguồn vố FDI tương đối lớn. Lên đến hơn 800 triệu USD với 12 dự án FDI được cấp phép mới.
Mục Lục
Hà Nội thu hút 841,8 triệu USD vốn FDI trong 8 tháng năm 2021
Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, trong tháng 8/2021. Thành phố Hà Nội có 12 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 17,6 triệu USD. Bên cạnh đó, có 2 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư. Với số vốn đầu tư đăng ký đạt 47 nghìn USD. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần 7 lượt, đạt 1,1 triệu USD. Trong 8 tháng, thành phố thu hút 841,8 triệu USD vốn FDI. Trong đó, đăng ký cấp mới 243 dự án với số vốn đạt 157,3 triệu USD. cCó 91 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 486,8 triệu USD. Và nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 309 lượt, đạt 145,6 triệu USD.
Tính chung 8 tháng, vốn thực hiện đạt 27,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4%
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, thành phố thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 24/7/2021. Để phòng chống dịch nên vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước suy giảm. Tuy nhiên, các dự án, công trình trọng điểm, công trình xử lý cấp bách. Đáp ứng yêu cầu an toàn phòng chống dịch vẫn được tiếp tục hoạt động. Đã phần nào kéo nguồn vốn giải ngân tăng lên. Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 8. Ước tính đạt 3.671 tỷ đồng, giảm 15,5% so với tháng trước. Và giảm 18,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 8 tháng, vốn thực hiện đạt 27,5 nghìn tỷ đồng. Tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước và bằng 54% kế hoạch năm.
Để thu hút vốn FDI, Hà Nội tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp
Để thu hút các nguồn vốn, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp hoạt động. Những địa bàn có dịch bệnh COVID-19 khuyến khích áp dụng phương án “3 tại chỗ” để sản xuất kinh doanh. Các công trình trọng điểm về xây dựng, giao thông. Cũng được đẩy mạnh thi công đồng thời có các biện pháp phòng chống dịch. Thời kỳ dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản. Nên thành phố cũng cải tiến thủ tục, thông thoáng trong khai báo, đăng ký thành lập mới các doanh nghiệp.
Hà Nội có 16,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Trong tháng 8, thành phố có 1.293 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.Giảm 46% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, giảm 33%. Thực hiện thủ tục giải thể cho 244 doanh nghiệp, giảm 1%. Có 833 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 9%. Và 819 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 64%. Tính chung trong 8 tháng, Hà Nội có 16,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Giảm 7% so với cùng kỳ năm trước, vốn đăng ký đạt 224,8 nghìn tỷ đồng, giảm 7%.
Thành phố cũng thực hiện thủ tục giải thể cho 2,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 36%. Có 9,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 19% . Và 7,4 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 72%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn.