Cách tính m3 phòng theo nhiều dạng hình khối phổ biến nhất

Các cách để tính m3 phòng ở các hình dạng khác nhau như thế nào mới hợp lý? Thể tích ngôi nhà là cơ sở quan trọng để chúng ta lựa chọn và lắp đặt các thiết bị chiếu sáng, làm mát phù hợp. Tuy nhiên, vì các phòng có thể được xây dựng theo nhiều khối khác nhau nên bạn có thể gặp một số khó khăn trong quá trình tính toán. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ tổng hợp cách tính m3 phòng theo nhiều dạng hình khối phổ biến nhất.

Công thức tính m3 vật liệu xây dựng và vật liệu nội thất nó có gì khác biệt hay không? Cũng như một số công thức tính m3 chuẩn chính xác và nhanh nhất hiện nay. Hãy tham khảo những công thức chính xác được hướng dẫn chi tiết để việc xây dựng phòng ốc được chuẩn xác nhất dưới đây.

Cách tính phòng hình hộp chữ nhật

Thiết kế phòng hình hộp chữ nhật rất phổ biến. Phòng hình hộp chữ nhật là thiết kế có 4 mặt tường, mặt sàn và mặt trần lần lượt vuông góc với nhau. Đây là dạng phòng có mặt ở hầu khắp các công trình xây dựng.. Để tính thể tích của dạng phòng này, chúng ta cần xác định được 3 số đo: chiều rộng (w), chiều dài (l) và chiều cao (h). Sau đó, chủ nhà có thể áp dụng công thức tính m3 phòng sau đây:

V = w.l.h.

Cách tính phòng hình hộp chữ nhật
Cách tính phòng hình hộp chữ nhật

Như vậy mỗi dầm đó chúng ta đổ bê tông thì hết dao động 0.54m3 bê tông, nhiều chúng ta còn góp ý rằng chưa trừ đi thép, thực ra thép chỉ chiếm không đáng bao nhiêu so với lượng bê tông rơi vãi.

Cách tính phòng hình trụ

Phòng hình trụ thường có ở các tòa tháp tròn. Phòng hình trụ hay hình trụ tròn là thiết kế có trần và sàn hình tròn, song song với nhau. Trong khi đó, toàn bộ tường tạo thành một mặt cong, không có góc tường. Kiểu phòng này không quá phổ biến trong xây dựng nhà ở. Chúng thường được áp dụng cho các kiến trúc kiểu tòa tháp. Về cách tính m3 phòng hình trụ, chúng ta cần xác định được 2 số đo. Thứ nhất là bán kính sàn nhà (R). Thứ hai là chiều cao phòng (h). Sau đó, bạn chỉ cần áp dụng công thức sau:

V= R2 x h x 3.14

Cách tính phòng hình nón

Phòng hình nón là thiết kế có mặt sàn hình tròn. Phần tường tạo thành một đỉnh chóp nhọn như đỉnh nón, chiếu thẳng xuống tâm của sàn nhà. Tương tự như phòng hình chóp, phòng hình nón chủ yếu được sử dụng cho đỉnh tòa nhà. đỉnh tháp hoặc những thiết kế kiến trúc độc đáo. Về cách tính m3 phòng hình nón, chúng ta cần xác định được diện tích của mặt sàn (S) và chiều cao phòng (h). Ta có:

V = 1/3 x S x h. Trong đó, S = R2 x 3.14 với R là bán kính sàn.

Cách tính phòng hình chóp

phòng hình chóp
Phòng hình chóp

Thiết kế phòng hình chóp áp dụng cho đỉnh tháp. Phòng hình chóp là thiết kế phòng có sàn hình đa giác, trong đó, đa số là các đa giác đều. Các mặt tường tạo với sàn một góc nghiêng nhất định và giao nhau tại một điểm đỉnh chóp. Phòng có dạng hình chóp là thiết kế không phổ biến rộng rãi trong xây dựng nhà ở. Nó thường được áp dụng cho tầng trên cùng của tòa nhà, nhất là các đỉnh tháp. Để xác định thể tích phòng hình chóp có sàn là đa giác đều, chủ nhà cần đo đạc và tính toán được 2 đại lượng. Thứ nhất là chiều cao phòng (h). Thứ hai là diện tích sàn (S).

Sau đó, bạn áp dụng công thức: V = 1/3 x S x h. Như vậy công thức tính m3 phòng hình chóp đa giác đều sẽ linh hoạt biến đổi theo hình dạng sàn. Chẳng hạn, nếu sàn là hình chữ nhật, ta có: V = 1/3 x (w.l) x h. Trong đó: w là chiều rộng phòng, l là chiều dài phòng.

Cách tính phòng hình lăng trụ

Phòng áp mái thường có thiết kế hình lăng trụ. Phòng hình lăng trụ là thiết kế thường được sử dụng cho phòng áp mái. Nó có 2 cạnh trường ốp vào với nhau tạo thành mái nhà. 2 cạnh tường còn lại có dạng hình tam giác và song song với nhau. Muốn tính thể tích của dạng phòng này, chủ nhà cần tính được diện tích của cạnh tường tam giác (S) và độ dài sống mái (h). Ta có: V = S x h.

Tính khối lượng bê tông tươi cho 1m2 sàn

Tính khối lượng bê tông tươi cho 1m2 sàn
Tính khối lượng bê tông tươi cho 1m2 sàn

C1 tính thể tích khối đổ: Vbt = DxRxH (m3). Trong đó: Vbt: thể tích bê tông:

  • D: chiều dài (chiều dài của hạng mục cần đổ như đường, sân, sàn bê tông)
  • R: Chiều rộng của khối đổ
  • H chiều cao hoặc chiều dày của hạng mục (0.2 – 0.3 m cho đường, 0,08 – 0,14 cho sà nhà dân dụng…)
  • Vd: 1 đoạn đường dài 100 m, rộng 3,5m, dày 20cm = 0,2m
  • Vbt = DxRxh = 100×3,5×0,2= 70m3 (70 khối).

Như vậy qua bài viết này các bạn đã nắm rõ công thức tính mét khối và có thể tự tính m3cho gỗ, sàn nhà, xi măng, m3 các hình trụ cho nhà ở… Hy vọng cách tính m3 phòng mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn lựa chọn được thiết bị chiếu sáng và làm mát phù hợp. Chúc các bạn thành công. Bạn nên tận dụng công thức này để tính 1m3 tường xây cần bao nhiêu vật liệu?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *