Bất động sản logistics châu Á diễn biến trái chiều tại các quốc gia

Bất động sản logistics châu Á vẫn duy trì được phong độ đáng kinh ngạc ngay giữa đại dịch. Tại APAC, ước tính thị trường hậu cần thương mại đạt 182 tỷ USD trong năm 2020. Đây chính là đòn bẩy giúp cho bất động sản logistics châu Á tăng trưởng trong năm 2021. Dù rằng dịch bệnh khiến cho nhu cầu vận chuyển giảm đáng kể. Trong đó, Úc là khu vực chứng kiến sự ổn định tuyệt vời ở nửa đầu năm 2021. Nhiều dự án bất động sản logistics tại nước này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Các nhà đầu tư Úc lạc quan rằng nhu cầu của thị trường sẽ tăng trong thời gian tới.

Trong khi đó, giá thuê bất động sản logistics tại Hong Kong đã ổn định nhiều so với những năm trước đó. Điều này giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu.

Điểm sáng của bất động sản logistics châu Á

Theo Knight Frank, nhu cầu đối với thị trường kho hàng tại châu Á – Thái Bình Dương (APAC) vẫn được duy trì trong nửa đầu năm 2021 nhờ vào các xu hướng mới của người dùng và doanh nghiệp xoay quanh lĩnh vực thương mại điện tử. Theo Transport Intelligence, thị trường hậu cần thương mại điện tử tại APAC ước tính đạt 182 tỷ USD trong năm 2020, tăng 22% so với năm 2019, được thúc đẩy bởi đại dịch Covid-19. “Bất chấp các biến chủng mới của đại dịch, giá thuê các kho hàng trên khắp APAC hầu như không đổi trong nửa đầu năm nay, giảm nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Dựa trên bối cảnh hiện tại, lĩnh vực kho bãi logistics dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, đạt sự ổn định trong nửa cuối năm nay”, đại diện của Knight Frank cho biết.

Bất động sản logistics Úc ổn định

cảng biển
Bất động sản logistics

Úc là quốc gia chứng kiến sự ổn định nhất trong nửa đầu năm nay với các thị trường chính. Bao gồm Sydney, Melbourne và Brisbane. Đáng chú ý, các nhà đầu tư tỏ ra tự tin trong việc xây dựng theo phương pháp đầu cơ. Với nhiều dự án đang trong ở giai đoạn hoàn thiện tại Sydney và Brisbane. Các chuyên gia đánh giá nhu cầu phân phối và lưu trữ sẽ tăng lên do thương mại điện tử còn tăng mạnh. Điều này sẽ gây ra áp lực với các nhà phát triển tại Úc.

Nguồn cung tại Singapore giảm

Đối với thị trường Singapore, giá thuê kho bãi trong nửa đầu năm nay đã giảm 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Do nguồn cung tăng, ước tính sẽ có thêm hàng triệu mét vuông được sử dụng làm kho bãi từ nay tới đầu năm sau. Nhu cầu tại thị trường Singapore ở mức cao. Công suất được duy trì ở mức 90% nên quốc gia này là thị trường tương đối ổn định. Bên cạnh thương mại điện tử, các công ty công nghệ. Và nghiên vắc xin cũng đang tìm kiếm kho hàng tại đây. Theo các chuyên gia Knight Frank, giá thuê kho bãi tại Singapore. Dự kiến tăng 1% – 3% trong vòng 6 – 12 tháng tới.

Giá thuê tại Hong Kong ổn định

Giá thuê tại Hong Kong tương đối ổn định, ghi nhận mức tăng nhẹ trong nửa đầu năm. Tương tự như phần còn lại của khu vực, thương mại điện tử tiếp tục là động lực chính thúc đẩy nhu cầu của thị trường bất động sản logistics. Hong Kong đang thay đổi trục xoay từ bán lẻ truyền thống sang thương mại điện tử. Nên tỷ lệ lực lượng lao động được duy trì ở mức 90%. Ngay cả trong mùa dịch. Các yếu tố cơ bản đối với thị trường kho bãi tại Hong Kong dự kiến ​​sẽ không thay đổi. Giá thuê vẫn ổn định trong những tháng còn lại của năm 2021.

kho bãi
Giá thuê tại Hong Kong ổn định

Bất động sản logistics châu Á: Nhiều quốc gia gặp khó

Với các biến thể mới của đại dịch COVID-19, nhiều thị trường tại châu Á sẽ đối mặt với thách thức. Jakarta (Indonesia) và Kuala Lumpur (Malaysia). Đây là hai trong số những thị trường chịu tác động lớn nhất từ những biến thể của dịch bệnh. Các chuyên gia Knight Frank đánh giá biến thể delta sẽ trở thành sức cản đối với nền kinh tế của hai quốc gia này. Qua đó kìm hãm mức tiêu dùng của khách hàng, ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư. Trái lại, thị trường Bangkok (Thái Lan) được kỳ vọng có khả năng phục hồi cao hơn. Nhờ những đặc điểm phù hợp của thị trường. Đi kèm với nhu cầu tăng cao trong lĩnh vực thương mại điện tử và logistics.

Giá thuê nhà kho ở Mumbai và Bengaluru (Ấn Độ) có những thay đổi trong nửa đầu năm nay. Và đang gặp phải một số vấn đề. Giá thép và các vật liệu đầu vào tăng lên khiến chi phí xây dựng kho bãi cao hơn. Nhu cầu được cải thiện. Nhưng không chắc chắn vẫn có thể gây ra những khó khăn đáng kể cho thị trường bất động sản logistics.

Tạm kết

Tập đoàn tư vấn đầu tư bất động sản JLL dự báo khối lượng đầu tư vào lĩnh vực hậu cần và công nghiệp sẽ tăng. Từ 25-30 tỷ USD trong giai đoạn 2019-2020 lên 50-60 tỷ USD. Trong giai đoạn 2023-2025. Dòng vốn này được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của thương mại điện tử và dịch vụ hậu cần bên thứ ba (3PL) trong những năm gần đây. Trên khắp châu Á – Thái Bình Dương, việc thay đổi mạng lưới chuỗi cung ứng. Và nhu cầu phân bổ lại ví trí đặt nhà máy của các doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *