Các thiết bị điện tử sản xuất được dựa trên linh kiện bán dẫn, chip bán dẫn có thể coi là “bộ não công nghệ”. Nếu không sản xuất kịp thời linh kiện này, hàng loạt các ngành công nghiệp điện tử trên thế giới có nguy cơ bị đình trệ. Apple cho biết các sản phẩm phần cứng của hãng có thể gặp khó khăn khi thiếu chip. Đặc biệt tình trạng khan hiếm chip vẫn kéo dài, việc sản xuất iPhone, sản phẩm chủ lực của Apple có thể bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, doanh thu của hãng vẫn đạt mức tăng trưởng cao hàng chục tỷ USD trong những quý đầu năm 2021. Nhu cầu sản phẩm iPhone trên thế giới ngày càng tăng mạnh, nếu không thể sản xuất sản phẩm kịp thời đáp ứng thì doanh thu của Apple có thể giảm đáng kể.
Mục Lục
Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn của Apple
Chip bán dẫn được xem là trái tim của mọi thiết bị công nghệ từ máy tính, điện thoại thông minh, ô tô, các thiết bị y tế cho đến máy bay… Hiện tại, tình trạng khan hiếm chip không chỉ đang phủ bóng lên các hãng sản xuất ô tô toàn cầu mà còn nhanh chóng lan sang hàng loạt ngành khác như tiêu dùng, giải trí, y tế và tất nhiên là cả ngành điện tử.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến cho tình trạng khan hiếm chip bán dẫn. Đang ảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất công nghệ và các hãng xe. Theo CNBC, tại buổi công bố kết quả kinh doanh quý II/2021 tổ chức hôm 27/7, CEO Tim Cook cảnh báo Apple gặp khó khăn do sự thiếu hụt chip và các linh kiện cần thiết khác. Sản phẩm phần cứng đóng góp trực tiếp gần 80% doanh thu có thể chịu ảnh hưởng nặng nề.
“Chúng tôi đang gặp tình trạng thiếu hụt. Nhu cầu quá lớn và vượt xa mọi dự báo của chúng tôi. Rất khó để lấy đủ toàn bộ linh kiện trong khoảng thời gian như dự kiến”, ông nói. Nhưng từ chối dự đoán liệu tình trạng thiếu hụt có kéo dài tới cuối năm. Thời điểm ghi nhận doanh số bán iPhone có cao nhất hay không.
Doanh thu Apple tăng trưởng khả quan
Mới đây, Apple công bố kết quả kinh doanh quý II/2021 (là quý III theo năm tài chính của hãng) với những con số ấn tượng. Hãng đạt doanh thu 81,4 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Vượt xa dự đoán 73,3 tỷ USD của các chuyên gia tài chính tại Phố Wall. Quý vừa qua, doanh thu từ iPhone tăng đến 50%. Đóng góp 39,57 tỷ USD trong toàn bộ doanh thu 81,4 tỷ USD của hãng. Các sản phẩm phần cứng khác cũng tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó iPad (12%), máy tính Mac (16,4%), Thiết bị đeo, Nhà thông minh và Phụ kiện (36%).
Việc sản xuất iPhone, iPad gặp khó khăn khi thiếu linh kiện
Tuy nhiên, tương lai của mảng phần cứng vẫn là dấu chấm hỏi. Do tình trạng thiếu linh kiện trên phạm vi toàn cầu. Theo CEO Tim Cook, việc “hạn chế về nguồn cung” silicon sẽ ảnh hưởng đến doanh số iPhone và iPad. Đáng lưu ý, vấn đề không nằm ở các vi xử lý do Apple sản xuất. Tình trạng thiếu hụt diễn ra đối với những chip thứ yếu hơn. Chịu trách nhiệm cho một số chức năng cơ bản của thiết bị. Ví dụ như điều khiển màn hình, giải mã âm thanh.
“Phần lớn thiếu hụt thuộc về các linh kiện phổ biến trong ngành”, Tim Cook lưu ý với cổ đông của Apple. Ông cho rằng các tập đoàn công nghệ khác cũng gặp phải khó khăn tương tự. Ngoài ra, yếu tố khác ảnh hưởng đến sự thiếu hụt nguồn cung. Là nhu cầu thị trường vượt xa so với dự báo của Apple. Trước đây, Apple từng cảnh báo tình trạng khan hiếm linh kiện có thể ảnh hưởng đến khả năng cung ứng. Đặc biệt là iPad và máy tính Mac. Tuy nhiên, đây là những sản phẩm không đóng vai trò quan trọng như iPhone. Vào tháng 4, sau khi công bố kết quả hoạt động quý I/2021, Apple dự báo doanh thu sẽ bị thiệt hại từ 3 – 4 tỷ USD do khó khăn này.