Chia sẻ một số giải pháp thiết kế giếng trời nhà ống hợp lý nhất

Giếng trời trong nhà ống được coi là một giải pháp kỹ thuật để đón ánh sáng và gió cho ngôi nhà. Mặt khác, giếng trời cũng là một giải pháp kiến tạo cho không gian. Thêm phần phá cách, độc đáo. Thể hiện một không gian sống đẹp và ấn tượng cho gia chủ. Cũng bởi vậy mà giếng trời hiện được xem là giải pháp xây dựng cho những căn nhà thiếu sáng hay không gian chặt trội.

Bài viết này không hứa hẹn sẽ mang đến cho độc giả những đột phá mới trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc. Chúng tôi chỉ có tham vọng tổng hợp đầy đủ thông tin chính xác và khoa học. Để mang lại kiến thức chung cho ngôi nhà của bạn. Từ đó tìm ra phương án giải quyết khoảng trống. Cùng với đó sẽ giúp cải thiện những hạn chế của mẫu nhà phố ở các khu đô thị lớn có chiều rộng nhỏ và chiều sâu dài. Các bạn theo dõi ngay để tìm ra hướng giải quyết cho những mẫu nhà nhỏ nhé!

Giếng trời ngày càng được xây dựng phổ biến

Giếng trời ngày càng được xây dựng phổ biến
Giếng trời ngày càng được xây dựng phổ biến

Vậy giếng trời bản chất là gì? Giếng trời hứng gió và đón nắng  như thế nào? Cấu tạo của giếng trời gồm có mấy phần? Thi công và thiết kế giếng trời cần lưu ý những gì để đạt được mục đích đón thoáng? Khi thiết kế giếng trời cần cân nhắc thực tế nhà ở phương hướng nào. Để có thể đặt mái che giếng trời thích hợp. Nhằm đón nắng gió tốt, tránh bị mưa tạt vào trong ngồi nhà. Thiết kế giếng trời hiện nay được nhiều gia chủ quan tâm và đầu tư, dường như trong không gian nhà phố chật hẹp, giếng trời cùng với ban công là khoảng không gian xanh, thể hiện sở thích cũng như là khu vườn nhỏ để mang đến dòng sinh khí, thanh lọc cho gia đình.

Đặt giếng trời ở vị trí nào cho hợp lý?

Theo kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền, giếng trời có thể được bố trí ở giữa nhà hoặc cuối nhà. Tùy thuộc vào diện tích và chiều dài của ngôi nhà. Việc phân bổ vị trí giếng trời phải hợp lý, sao cho ánh sáng được phân bổ đồng đều khắp nhà, chứ không chỉ tập trung ở một vài khu vực. Lưu ý, việc chọn vị trí giếng trời còn phụ thuộc vào hướng gió của khu vực.

Tác dụng của giếng trời chủ yếu là đưa khí thải trong nhà ra ngoài; nhằm tăng thêm ánh sáng tự nhiên từ ngoài vào trong nhà, còn việc đón gió thổi từ ngoài vào nhà là rất hạn hữu. Ngoài ra, cần lưu ý khai thác các không gian xung quanh giếng trời sao cho hiệu quả. Thông thường nên mở cửa sổ rộng tối đa có thể, theo cả hai phương ở khu vực này.

Đặt giếng trời ở vị trí nào cho hợp lý?
Đặt giếng trời ở vị trí nào cho hợp lý?

Chống mưa, chống giột nhà qua giếng trời

Đặc biệt, cần lưu ý thiết kế và thi công giếng trời nhà ống làm sao để mưa không tạt vào nhà. Các vật liệu như kính cường lực, tấm lợp polycarbonat không thể liên kết bền vững với bê tông, xi măng. Vì vậy, cần phải thông qua liên kết trung gian là thép. Khoảng vượt của mái lợp cũng phải hợp lý để tránh mưa tạt trực tiếp vào giếng trời.

Để bảo đảm thông gió tốt, mưa không tạt vào nhà đòi hỏi sự thiết kế chỉnh chu và thi công đúng kỹ thuật. Các khung thép bảo vệ kẻ gian đột nhập vào nhà cũng phải được thiết kế bảo đảm kỹ thuật và thẩm mỹ. Thiết kế giếng trời nhà ống cần tuân thủ đầy đủ các quy tắc, nguyên tắc thiết kế. Từ kích thước, kiểu dáng, mái che, hệ thống cách âm, hệ thống thoát nước sàn. Đều phải được tính toán với những thông số chuẩn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *