Như đã biết 16 ngân hàng thương mại lớn nhất cả nước đang chiếm 75% dư nợ toàn hệ thống. Điều này tương đương với khoản cho vay 6.9 triệu tỷ đồng. Theo đó nếu tính lãi suất cho vay giảm từ 0,5 – 2%/năm, con số này sẽ được kỳ vọng giảm đến 20.000 tỉ đồng. Thực hiện chủ trương của nhà nước, các ngân hàng đã giảm lãi suất lần 1 vào tháng 7/2021. Và mới đây hàng loạt ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trên cả nước trước bối cảnh dịch bệnh.
Có thể thấy rằng, việc các ngân hàng giảm lãi vay là chính sách kịp thời. Dành cho người dân cũng như doanh nghiệp đứng trước khó khăn như hiện nay. Có thể nói đây là hỗ trợ thiết thực nhất nhất là đối với người dân khu vực phía Nam. Theo đó, không chỉ các ngân hàng cổ phần nhà nước. Mà các ngân hàng tư nhân cũng đồng loạt thực hiện chính sách hỗ trợ này.
Mục Lục
Ngân hàng tiếp tục đồng loạt giảm lãi suất cho vay
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu 16 ngân hàng thương mại lớn nhất hệ thống. Giảm lãi suất cho vay ngay trong tháng 7 đến hết năm 2021. Mức giảm lãi suất với các khoản dư nợ hiện hữu. Tức là các khoản nợ mà doanh nghiệp đang vay ngân hàng. Đây là điểm khác biệt so với những đợt giảm trước kia, bởi khi giảm với dư nợ hiện hữu, sẽ có nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn tài chính được miễn giảm hơn.
Sau đợt giảm lãi suất vào giữa tháng 7, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất. Nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ nay đến cuối năm. Mới đây, nhiều ngân hàng thông báo tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay hiện hữu. Và cho vay mới với người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đáng chú ý, đợt giảm lãi suất cho vay này tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân. Doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội. Trong đó, đáng chú ý là các ngân hàng thuộc nhóm Big 4. (nhóm ngân hàng cổ phần Nhà nước) tiếp tục thực hiện giảm lãi suất. Và bổ sung gói tín dụng lãi suất ưu đãi.
Các NH cổ phần nhà nước tiếp tục thực hiện giảm lãi suất
Cụ thể, Vietcombank thông báo giảm lãi suất cho vay từ 18/8 đến hết 31/12/2021. Với tất cả doanh nghiệp và cá nhân. Bị tác động bởi COVID-19 tại 19 tỉnh, thành phía Nam. Với mức giảm 0,5%/năm cho toàn bộ dư nợ vay của khách hàng tại TP.HCM và Bình Dương. Và 0,3%/năm với các khách hàng tại các tỉnh, thành phía Nam khác giãn cách xã hội. Tương tự, VietinBank triển khai thêm gói tín dụng lãi suất từ 4%/năm, với quy mô 20.000 tỷ đồng, cho các DN bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, nâng tổng quy mô tất cả gói hỗ trợ lãi suất lên tới 150.000 tỷ.
BIDV cũng dành 1.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho vay các doanh nghiệp tại 19 tỉnh, thành phía Nam. Nhà băng này giảm thêm 0,5-1,5 điểm %/năm lãi suất cho vay VNĐ đối với dư nợ hiện hữu phát sinh đến ngày 15/7; đồng thời tung gói tín dụng 30.000 tỷ cho vay ngắn hạn với lãi suất thấp hơn 1,5 điểm %. Dự kiến, thu nhập lãi của BIDV giảm khoảng 200 tỷ đồng.
Agribank cũng giảm tiếp 10% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5%/năm trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn lãi suất từ 7%/năm trở lên đối với khoản vay tại thời điểm 15/7/2021. Chương trình này sẽ kéo dài đến hết ngày 31/12/2021.
Hàng loạt ngân hàng tư nhân cũng tham gia giảm lãi suất mạnh
Không chỉ các ngân hàng cổ phần Nhà nước, hàng loạt ngân hàng tư nhân cũng tham gia giảm mạnh lãi suất để hỗ trợ khách hàng. Đại diện MBBank cho hay sẽ giảm 1.000 tỷ đồng lãi suất cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong 5 tháng cuối năm, với mức giảm 0,5-1,5 điểm %/năm so với biểu lãi suất thông thường, áp dụng cho tất cả khách hàng. Tại Sacombank, từ 18/6-31/12/2021 sẽ triển khai nguồn vốn ưu đãi 10.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4%/năm, thời hạn vay tối đa 6 tháng dành cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp khác đang gặp khó khăn.
Kienlongbank cho biết sẽ giảm tối đa 1,5%/năm lãi suất vay cho khách hàng bị ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp bởi dịch COVID-19. ACB cũng giảm lãi suất cho các khách hàng hiện hữu với mức tối đa 0,8%/năm cho khoản vay ngắn hạn và 1%/năm cho khoản vay trung dài hạn. SeABank lại giảm tối đa 1%/năm so với mức lãi suất cho vay đang áp dụng đối với khoản vay cũ còn dư nợ của khách hàng hiện hữu. MSB cũng dành gói tín dụng gần 20.000 tỷ đồng với mức lãi suất cho vay ưu đãi; giảm lãi suất tới 3%/năm cho khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ kinh doanh và giảm 1%/năm cho vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, mua nhà.
Mức lãi suất giảm thấp kỷ lục trong 2 năm trở lại đây
Theo các chuyên gia tài chính ngân hàng, với việc giảm lãi suất lần này. Các ngân hàng đã đưa mặt bằng lãi suất về chỉ từ 4%/năm – mức thấp nhất trong gần 2 năm qua. Các chuyên gia cho rằng, việc các ngân hàng cắt giảm lợi nhuận. Đồng loạt giảm lãi suất cho vay với nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thể hiện sự đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp.
Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp vượt khủng hoảng. Mà còn giúp chính các ngân hàng bảo toàn được lợi nhuận trong tương lai. Bởi khi các doanh nghiệp không còn đủ khả năng trả nợ. Nợ xấu sẽ tăng và trực tiếp làm sụt giảm lợi nhuận của nhà băng.
Việc hạ lãi suất cho những khoản vay hiện hữu là cần thiết
Việc hạ lãi suất cho những khoản vay hiện hữu là cần thiết để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, là điều mà các khách hàng mong mỏi. Dịch Covid-19 hoành hành gần 2 năm qua khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó, lãi suất các khoản vay đang là gánh nặng với họ. Thực tế, dù ngân hàng đã giảm lãi suất với một số khoản vay nhưng lãi suất DN phải trả vẫn cao.
Với việc nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay. Khiến mặt bằng lãi suất giảm nhẹ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm 2021 khó có thể hạ sâu hơn. Trong khi đó, lãi suất huy động sẽ không có nhiều thay đổi giai đoạn này. Lãi suất huy động có thể đi ngang hoặc tăng nhẹ 0,1-0,2%/năm trong nửa cuối năm nay.