Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng 20%

Sự lây lan và bùng phát làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 đã khiến cho xuất khẩu cá ngừ tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Cụ thể các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá ngừ gặp vấn đề lớn. Về cả nguyên liệu lẫn số lao động làm việc bởi chỉ thị giãn cách xã hội của chính phủ. Theo đó, số doanh nghiệp chế biến, sản xuất cà ngừ chỉ còn khoảng 30% đảm bảo được nguồn cung ứng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng với kinh tế và thị trường xuất khẩu.

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. 7 tháng đầu năm đã đạt 420 triệu USD, tăng 20%. Tuy nhiên vì nhiều khó khăn như khả năng vận chuyển, chi phí sản xuất và xuất khiển. Đã khiến cho các doanh nghiệp thực sự gặp nhiều bất cập lớn. Tốc độ tăng trưởng tuy có nhưng không thực sự lâu dài và khả quan do diễn biến dịch bệnh.

Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020

Sau khi tăng trưởng cao trong tháng 4, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam ngày càng chậm lại. Số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho biết. Tính riêng tháng 7, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 65 triệu USD. Tăng 1,7% so với cùng kỳ 2020. Trong khi đó, vào tháng 4, xuất khẩu sản phẩm này tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020
Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020

Bảy tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 420 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ 2020. Nhưng vẫn thấp hơn 2% so với cùng kỳ 2019. Theo các doanh nghiệp, với sự gia tăng chi phí sản xuất, xuất khẩu. Và cước vận chuyển như hiện nay, tốc độ giá trị xuất khẩu này không thực sự khả quan.

Xuất khẩu cá ngừ có xu hướng chậm dần ở 3 thị trường chính

Xuất khẩu cá ngừ có xu hướng chậm dần ở 3 thị trường chính là Mỹ, EU và các nước CPTPP. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong 3 tháng trở lại đây tăng trưởng chậm dần. Riêng tháng 7, xuất khẩu sang thị trường này đạt 28,6 triệu USD. Tăng 6% so với cùng kỳ 2020, nhưng thấp hơn so với tháng 6 trước đó.

Trong khi đó, cá ngừ sang EU trong tháng 7 thậm chí còn giảm 21% so với cùng kỳ. 7 tháng đầu năm, cá ngừ sang EU đạt gần 87 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ 2020. Dù giá trị xuất khẩu vẫn tăng, nhưng từ tháng 5 đã có xu hướng giảm dần qua từng tháng. Là thị trường lớn thứ 3, cá ngừ xuất sang khối các nước CPTPP cũng không nằm ngoài xu hướng. Giá trị xuất khẩu sang khối này tăng 6,5% đạt 7,4 triệu USD. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu qua từng tháng cũng giảm dần.

Cá ngừ xuất khẩu ảnh hưởng bởi đại dịch covid 19

Ngoài 3 thị trường chính, xuất khẩu sang các thị trường như Ai Cập, Philippines hay Trung Quốc cũng đang tiếp tục tăng trưởng trong tháng 7. Tuy nhiên, kim ngạch cũng có xu hướng thấp hơn so với tháng trước đó. Vasep cho biết, do làn sóng Covid-19 bùng phát, các nhà máy chế biến và xuất khẩu cá ngừ đang gặp nhiều khó khăn. Như chi phí sản xuất tăng, thiếu công nhân, thiếu nguyên liệu. Một số nhà máy tại Long An và TP HCM phải tạm dừng hoạt động. Điều này dự kiến sẽ ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu những tháng tới.

Cá ngừ xuất khẩu ảnh hưởng bởi đại dịch covid 19
Cá ngừ xuất khẩu ảnh hưởng bởi đại dịch covid 19

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong vùng đã nỗ lực thực hiện nghiêm các quy định nhằm vừa chống dịch vừa duy trì được sản xuất. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”. Với những nhà máy thực hiện được, thì số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30 – 50% tổng số lao động và công suất sản xuất, chế biến chỉ còn khoảng 40 – 50% so với trước đây. Dự tính công suất chung của cả vùng giảm chỉ còn 30 – 40%.

Trong khi đó, nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến – xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 40 – 50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài do việc thực hiện giãn cách, ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch và vận chuyển. Ước tính nguồn nguyên liệu cho sản xuất, xuất khẩu những tháng cuối năm có thể sẽ thiếu hụt từ 20 – 30% so với nhu cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *