Có nên xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang hay không?

Hiện nay, có rất nhiều hộ gia đình tận dụng không gian trống dưới gầm chân cầu thang để làm nhà vệ sinh. Nhưng liệu điều này có hợp lí hay là không? Thường với những ngôi nhà phố, nhà ống, phòng vệ sinh thường được đặt dưới gầm chân cầu thang. Bởi vì vị trí này vừa tiết kiệm được diện tích, vừa kín đáo, đảm bảo công năng tối ưu của ngôi nhà. Tuy nhiên xét về phong thủy, nhiều người cho rằng làm như vậy sẽ không tốt bởi nó không đúng phong thủy. Ngược lại còn tác động xấu đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Đây là một vấn đề mang tính trái chiều bởi giữa một bên là yếu tố phong thủy, một bên là yêu tố liên quan đến kiến trúc. Vậy thực hư vấn đề này ra sao, có nên làm cầu thang kết hợp nhà vệ sinh không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp thông qua bài viết trong chuyên mục này nhé.

Xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có tốt không?

Để giúp bạn đưa ra được đáp án chính xác nhất cho câu hỏi xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có tốt không, chúng tôi sẽ phân tích sơ qua về các ưu nhược điểm của hướng xây dựng này:

Ưu điểm

Gia chủ nên lựa chọn phương án làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang khi kiến trúc nhà thiết kế theo kiểu hình ống hoặc hình khối đơn giản. Nhược điểm của mô hình nhà kiểu này là sự giới hạn về diện tích sống. Do đó, việc bố trí và thiết kế theo trường phái tối giản được ưu tiên. Vì vậy, việc tân dụng gầm cầu thang để thiết kế nhà vệ sinh là phương án giúp tối ưu diện tích, không gian sống.

Cầu thang kết hợp nhà vệ sinh
Cầu thang kết hợp nhà vệ sinh có nhiều ưu điểm

Nếu gia chủ có mắt thẩm mỹ, thiết kế này sẽ chính là một trong những điểm nhấn đắt giá giúp không gian nhà thoát khỏi tình trạng đơn điệu. Ngày nay, ý tưởng thiết kế gầm cầu thang được các kiến trúc sư phổ cập rộng rãi cho chủ nhà. Do đó, bạn hoàn toàn chọn lựa được mẫu thiết kế phù hợp với mong muốn của bản thân mình.

Nhược điểm

Với những căn nhà diện tích rộng rãi và thiết kế theo lối không gian mở, việc thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang là không nên. Bởi điều này sẽ phá vỡ cảnh quan tổng thể. Tạo ra sự bất nhất và không thoải mái cho các thành viên trong gia đình. Trong trường hợp này, nhà vệ sinh nên được thiết kế rộng rãi để mang lại những trải nghiệm thoải mái nhất cho gia chủ. Ngoài ra, vị trí đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang cũng ảnh hướng ít nhiều đến phong thủy nhà ở:

– Cầu thang chính là nơi kết nối không gian của các tầng. Được ví như “con đường” gắn kết năng lượng của toàn bộ toàn nhà, tạo ra một tổng thể thống nhất về từ trường và năng lượng. Do đó, vị trí đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang cần phải được tính toán cẩn thận.

– Nhà vệ sinh là nơi tích tụ khá nhiều âm khí. Khi đặt dưới cầu thang, nếu bố trí không cẩn thận, luồng khí dữ sẽ theo cầu thang phát tán lên các tầng trên của tòa nhà. Khiến âm khí lan tỏa và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thành viên trong gia đình.

Lưu ý khi xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang theo phong thủy

Như đã nói ở trên, việc thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang chỉ nên trong một số điều kiện bắt buộc. Và trong những trường hợp này, gia chủ đều phải tính toán một cách chi tiết, cẩn thận để không phạm vào phong thủy nhà ở. Tuy nhiên, vị trí đặt nhà vệ sinh nếu đã “trót” phạm vào phong thủy nhà ở, các chuyên gia vẫn có những cách riêng để giúp chủ nhà hóa giải vận xung:

  • Nếu thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, chủ nhà có thể sử dụng các loại đá thạch anh tóc trắng, vàng để trong WC. Đây là loại đá có dương khí cực mạnh. Năng lượng chúng tỏa ra giúp trung hòa khí xấu tích tụ trong WC.
  • Gia chủ có thể thiết kế cửa thông gió, quạt khử mùi hiện đại trong nhà vệ sinh. Trang trí một vài chậu cây nhỏ cũng là ý tưởng hợp lý. Khâu thiết kế ánh sáng, màu sắc bên trong cũng cần chú tâm. Lời khuyên là nên sử dụng cách thiết kế nội thất với các hiệu ứng giúp đánh lừa thị giác để tạo cảm giác mở rộng không gian phía trong.
  • Việc xác định hướng nhà vệ sinh cũng được khuyến khích. Biết được hướng sẽ suy ra được cung và hành phong thủy. Từ đó gia chủ có thể áp dụng quy luật tương sinh, tương khắc để lựa chọn đồ vật trang trí phù hợp.

Những lưu ý để đảm bảo tính thẩm mỹ

Vị trí đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang thường ở tầng trệt của căn nhà. Không gian chung này còn có sự hiện diện của phòng khách và phòng bếp. Nói chung, đây là không gian để đón tiếp khách khứa. Do đó, việc thiết kế nhà vệ sinh ở vị trí này cần phải tiết chế. Sao cho đảm bảo sự hài hòa và không làm mất tính thẩm mỹ.

co-nen-lam-nha-ve-sinh-duoi-gam-cau-thang
Xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang cần đảm bảo tính thẩm mỹ

Để đảm bảo tính thẩm mỹ, gia chủ cần lưu ý một vài yếu tố:

– Chọn gạch ốp, gạch lát nhà vệ sinh có màu sắc trùng với màu tường bên ngoài. Điều này tạo nên sự gắn kết và đồng bộ cho cả tổng thể.

– Nên đặt các vật dụng khử mùi trong nhà vệ sinh: Tinh dầu, nến thơm, sáp thơm, túi khử mùi…

– Thường xuyên lau chùi, dọn dẹp, khử trùng.

– Thường xuyên mở cửa để không khí lưu thông và được làm mới. Tuy nhiên, bạn nên mở cửa WC vào một số giờ quy định. Tránh lúc nấu ăn hoặc khi đang đón khách.

Biện pháp xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

Gầm cầu thang từng bị xem là “góc chết” của căn nhà. Tuy nhiên, quan điểm này đã lỗi thời trong tư duy thiết kế kiến trúc hiện đại ngày nay. Ý tưởng thiết kế gầm cầu thang hiện đại vô cùng phong phú, độc đáo. “Góc chết” này được trưng dụng làm miền sáng tạo để các kiến trúc sư tha hồ vùng vẫy. Chỉ với một vài nét chấm phá, gầm cầu thang được “hô biến” thành giường ngủ, nơi làm việc…vô cùng sáng tạo. Bạn có rất nhiều lựa chọn hay ho hơn việc biến nơi này thành nhà vệ sinh.

Hướng dẫn cách xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

Để có thể xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, trước hết bạn cần phải xác định được kích thước của gầm cầu thang. Gồm chiều dài, chiều rộng, chiều cao để từ đó lên bản vẽ. Rồi lựa chọn ra mẫu thiết kế thích hợp và dự trù chi phí.

Kích thước nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

kich-thuoc-nha-ve-sinh-duoi-gam-cau-thang-phu-hop
Kích thước nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang rất quan trọng

Khi lựa chọn xây dựng nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, kích thước là nhân tố quan trọng hàng đầu, bạn cần phải đặc biệt chú ý. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cách bố trí không gian. Bởi nó phải đáp ứng sao cho đủ tính năng sử dụng và không gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ chung của căn nhà.

Kích thước nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang đẹp nhất

Toilet dưới gầm cầu thang trung bình từ 4 – 6m2 sẽ vừa vặn và đẹp nhất. Nếu như sở hữu diện tích mặt bằng như vậy thì việc định hình cho phong cách thiết kế, phân chia không gian và bố trí nội thất sẽ cực kỳ dễ dàng. Tuy nhiên, khá khó để không gian dưới gầm cầu thang đáp ứng được diện tích này.

Kích thước nhà vệ sinh dưới chân cầu thang tối thiểu

Với nhà ở dân dụng thông thường, trung bình khoảng từ 2m5 – 3m2 sẽ là kích thước tối thiểu để xây dựng nhà vệ sinh dưới cầu thang. Với diện tích như thế này, bạn sẽ bài trí được những đồ nội thất cơ bản nhất. Như chậu rửa, vòi sen và bồn cầu. Nếu như diện tích dưới cầu thang nhỏ hơn sẽ cực kỳ khó khăn trong khi sử dụng toilet. Đối với các hộ gia đình có diện tích quá nhỏ, không thể đáp ứng được các tiêu chuẩn về kích thước tối thiểu để xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang thì bắt buộc phải lựa chọn cách chỉ đặt một chiếc bồn cầu. Và không bố trí thêm những thiết bị nhà vệ sinh khác nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *